Hãy luôn mở lòng, hãy như trẻ thơ, hãy biết dừng lại, để có những khoảng lặng trong tâm hồn, nhìn chung quanh với con mắt mới mẻ hơn, lạ lẫm hơn, khác hơn những gì vẫn thấy trong cuộc sống vốn có…
Với ống kính góc thật rộng, tạo điểm nhấn nơi những ngón tay, nhảy múa, tạo cung bậc, giai điệu hoàn hảo của ý tưởng.
1. Đừng để các quy tắc kềm hãm bạn.
Có rất nhiều luật vây bủa khi bạn tìm đến với nhiếp ảnh. Đến trường, hay đọc sách (có thể cả trên mạng), bạn cũng thấy được điều đó. Một số có tên rõ ràng, như “quy tắc phần ba”, và “tỷ lệ vàng”, trong khi những quy ước khác thường được gọi là “nên làm thế này…”
Quy tắc đương nhiên là điều cần phải theo, tuy nhiên nhà nhiếp ảnh tò mò thường tạo ra tác phẩm lớn, bởi anh ta không chỉ biết luật, mà anh ta lại thường phá bỏ luật.
Luật về phần ba rất phổ thông, song có những cú bấm mà chủ thể nằm ngay giữa nhưng lại tạo ấn tượng rất mạnh.
Một góc nhìn rất không bình thường, có vẻ như đó là chính của chủ thể.
2. Luôn đặt câu hỏi.
Nhà nhiếp ảnh tò mò luôn đặt câu hỏi. Hỏi các nhà nhiếp ảnh khác, hỏi về nghề nghiệp của họ, hỏi về thiết bị, về chủ thể, đề tài,…
Và hệ quả là họ luôn tiếp thu kiến thức về lĩnh vực nghệ thuật cũng như nghề nghiệp để phát triển không ngừng, trong khi đa số chúng ta thì không.
Tìm người có cùng thiết bị để hỏi thăm, hầu có thể tìm được những thông tin nào đó mà mình còn chưa biết. Hoặc hỏi về những mảng đề tài mà mình chưa biết. Lâu lâu, nhìn lại những hình ảnh của mình, để hình dung những gì đã được, những gì còn chưa hay.
Một góc nhìn hết sức bình dị, nhưng một cảm giác về một “hình” đã ra đi, chỉ còn “bóng” là ở lại. Một màu lạnh bao phủ. Thật chạnh lòng.
3. Đặt câu hỏi dạng “Sẽ là gì, nếu…?
Một trong những câu hỏi quan trọng nên tập thành thói quen, đó là “Sẽ là gì, nếu…”. Những người tò mò, ham hiểu biết, không chỉ luôn đặt ra câu hỏi, mà còn tìm cách để có được giải pháp cho nó.
Sẽ là gì nếu mình chọn góc độ này… Sao không đặt người mẫu đứng theo kiểu kia… Sao mình không nằm luôn xuống đất để chụp shot ấy… Giá như mình để tốc độ chậm hơn…
Khuấy động, dâng trào, như vươn lên, như vượt thoát, và có vẻ như đã có thể thế.
4. Hãy biến câu hỏi thành đề nghị.
Một vị thầy lớn tuổi có lần đã nói với tôi như thế, và nó đã tác động rất sâu vào tâm trí tôi: “hãy biến những câu hỏi thành lời đề nghị” (Hãy đừng hỏi chỉ để hỏi).
Những câu hỏi kiểu “Giá như…” (và những kiểu đặt câu hỏi khác) được xem là không đủ. Hãy có một bản ghi nhớ về những câu hỏi mà bạn đã từng tự hỏi và hãy luôn xem lại chúng để dần dần tìm ra giải pháp cho những vấn đề đã từng đặt ra đó. Rồi hãy đặt tiếp những câu hỏi ở ngưỡng cao hơn, giống như liên tục đi tìm, khám phá những vùng đất mới.
Tự đặt ra đề nghị cũng như thách thức đối với hình ảnh của mình. Tôi đã từng đặt ra một danh sách những cảnh cần chụp vào một buổi chiều, hay sẽ dành một tuần để thực hiện một chủ đề mới.
Những ấn tưởng khắc họa giữa yếu tố nét và không nét. Các vùng chuyển sắc độ thật tuyệt vời.
5. Học hỏi từ đồng nghiệp.
Trong khi phần nhiều những cách hay nhất để học là trải nghiệm, tạo lỗi, rồi làm lại, đôi khi sẽ là cách rất tốt, rất hiệu quả khi bạn đi tìm một đồng nghiệp, người đã trải nghiệm vấn đề ắy, nhờ họ tư vấn, giúp đỡ, từ đó sẽ có thể có được bước tiến dài hơn chăng.
Sẽ lý thú hơn nhiều khi đi chụp ở ngoài với một bạn ảnh. Chia sẻ ý tưởng, góp ý cùng nhau trong các chủ đề, và có thể cả những bài học về nhiếp ảnh mà bạn chưa biết.
Những ấn tượng không bình thường từ những hình ảnh rất bình thường.
6. Liên kết những ý tưởng khác biệt vào với nhau.
Edward De Bono có một loạt các bài tập khác nhau để giúp phát triển tư duy năng khiếu. Trong một số sách của ông ấy, có một cách để vượt thoát ra khỏi những suy nghĩ rập khuôn, đó là hãy đặt nhiều ý tưởng một cách ngẫu nhiên vào với nhau, sau đó tùy chọn ra vài cái, để tìm ra những giải pháp kỳ quái nào đó. Khi thường xuyên tìm giải pháp theo cách này, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi tìm ra được rất nhiều ý tưởng táo bạo mà có thể chưa từng ai đã nghĩ ra.
Bức ảnh cho những viên thuốc rơi xuống một chàng trai cầm dù là một dạng thí dụ như trên. Vì có ai đã từng nghĩ đến việc đặt những viên thuốc như cơn mưa rơi xuống như thế đâu.
Ấn tượng của thẳng và cong, của sinh trưởng và lụi tàn, của cái chưa xuất hiện và cái đang rực rỡ.
7. Như trò chơi con trẻ.
Có lẽ hầu hết những điều tò mò nhất về con người là từ trẻ em: chúng liên tục đặt ra câu hỏi, có những câu hỏi mà ngay cả người lớn cũng không dễ trả lời.
Một dạng khác của trẻ em là chơi đùa. Nên quan sát trẻ chơi đùa để thấy được cách nhìn thản nhiên, đầy sáng tạo của trẻ, chúng liên tục tìm hiểu về môi trường chung quanh, về mối giao tiếp xã hội, về thế giới.
Tôi thường đi tìm những khoảnh khắc đùa vui lý thú nhất của trẻ em khi tiếp cận cuộc sống, và thật rất kỳ diệu khi có thể khám phá ra nhiều điều.
Vài hình tốt nhất đã được hình thành từ những giây phút khoảnh khắc dạo chơi như thế, khi rảo bước trên đường với chiếc máy ảnh chưa có mục đích.
Tìm kiếm những góc độ khác lạ, những khoảng cách bất thường, hay với những ấn tượng viễn cận chẳng giống ai…
8. Hãy đi với định hướng riêng.
Có những châm ngôn về sáng tạo, như:
– Ta chưa từng làm điều đó theo cách này trước đây.
– Điều đó thật lố bịch.
– Nó sẽ không hoạt động đâu…
Đứng trước những mệnh đề như thế, gần như chẳng có ý tưởng nào có thể được sáng tạo cả, mọi đích nhắm đều bị chặn dừng, và có lẽ con người sẽ trở về thời… ăn lông ở lỗ hết.
Hãy lướt qua chúng, và hãy theo các trực giác và linh cảm của riêng mình, và bạn có thể sẽ tự tìm ra được hướng đi nào đó, kiểu như “trước đây chưa từng được thực hiện”, hay “người ta đã mơ ước được có nó”…
Những biến điệu giữa thực và hư, giữa hình với ảnh…
9. Hãy luôn ở tư thế chủ động.
Một trong những yếu tố chính của người tò mò là hiếm khi họ ngồi yên, thường họ luôn chủ động hướng về phía trước và tìm ra bước khởi đầu. Những nhà nhiếp ảnh tò mò không kỳ vọng rằng những tác phẩm lớn sẽ vô tình tiếp cận họ. Thay vào đó, họ chủ động đi tìm nó. Họ đặt mục tiêu rõ ràng, những định hướng sẽ truy tìm, và chủ tâm đi đến, trong khi hầu hết mọi người lại trông chờ “sung rụng”.
Chộp lấy máy ảnh, bước ra khỏi nhà, tìm chủ đề, và bấm. Những tác phẩm tuyệt vời có khi chỉ nằm ngay trước cửa nhà bạn thôi.
10. Hãy biết… chậm chân.
Chúng ta đang sống trong một thế giới luôn biến đổi rất nhanh, chúng ta phải chạy đua liên tục, và hiếm khi được ngồi yên.
Thật không may khi đem những suy nghĩ này vào trong nhiếp ảnh. Ta không có kiên nhẫn chờ đợi một cú bấm, và chỉ vì nó “chưa kịp đến”, ta đã vội vã quay mặt bước đi. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, nhiếp ảnh không phải là chuyện vội vã đó.
Có lần, khi tiếp chuyện với một nhà nhiếp ảnh phong cảnh chuyên nghiệp, ông ấy đã nói với tôi rằng, có những ngày, ông ấy đã ngồi một chỗ suốt từ sáng đến tối và chỉ mong bấm được vài kiểu ưng ý mà thôi. Ông ta đã học được “hãy chậm chân”, để thấy được những điều kỳ diệu trong cuộc sống, biết kiên nhẫn, và kết quả là những tác phẩm tuyệt vời, mang đầy sức sống.
Mỗi tuần, bạn nên dành ra vài tiếng đồng hồ để đi và ngồi thinh lặng ở đâu đó quanh nơi bạn sống, nhìn thế giới vận động. Không cần suy tính trước sẽ làm gì hết, chỉ quan sát và có thể bạn sẽ có được cơ hội nhìn ra được một điều gì đó đáng ghi để ghi chăng.
(Không rõ tác giả và nguồn gốc tài liệu)
Leave a Reply